Hoàng triều Nguyễn Đồng Khánh nhị niên tuế Đinh Hợi nhị nguyệt thập ngũ nhật Nguyễn Quý Chính cung lục Hưng Long thôn hậu thần thể phả:
Nguyễn công hiệu Thuần Tín (đời l)
Nguyễn công hiệu Đôn Chất (đời II)
Nguyễn công húy Định hiệu Đôn Thận (đời III)
Nguyễn công húy Xuân Dương hiệu Đôn Thành (đời IV)
Phối hưởng huyện thừa Nguyễn công huý Trân hiệu Đôn Thực (đời IV)
Nguyễn công húy Tiến hiệu Đôn Trực (đời V)
Nguyễn công húy Bàn hiệu Đôn Hậu (đời V)
Nguyễn công húy Thước hiệu Trung Lương (đời VI)
Nguyễn công húy Vường hiệu Đôn Nghị (đời VI)
Nguyễn công húy Bích hiệu Đôn Thuần (đời VI)
Nguyễn công huý Từ hiệu Quyết Trung (đời VI)
Nguyễn công húy Trịnh hiệu Trực Thiện (đời VII)
Nguyễn công húy Uẩn hiệu Đôn Phác (đời VII)
Nguyễn công húy Chấn hiệu Bảo Nguyên (đời VII)
Nguyễn công húy Đoàn hiệu Đôn Nhu (đời VII)
Tú tài Nguyễn công húy Sĩ hiệu Tuấn Nhạ (đời VII)
Nguyễn công húy ứng hiệu Phúc Hoà
Nguyễn công húy Lịch hiệu Trực Thiên
Nguyễn công huý Vận hiệu Phúc Bình
Nguyễn công huý Kiến hiệu Trung Trực
Nguyễn công huỷ Miên hiệu Trung Tín
Dịch nghĩa
Danh sách hậu thần thôn Hưng Long (đình làng Sồng ngày nay) do cụ Nguyễn Quý Chính ghi chép ngày 15 tháng 2 năm Đinh Hợi (1887) tức năm thứ hai triều vua Đồng Khánh nhà Nguyễn.
(Danh sách như trên, có chú thích thêm các đời thuộc họ Nguyễn - Hưng Long)
Danh sách hậu thần do cụ Nguyễn Quý Chính ghi chép gồm có 83 cụ thuộc các họ ở thôn Hưng Long, trong đó:
1- Các họ Phạm: 43 cụ
2. Họ Nguyễn: 21 cụ
3. Họ Đặng: 7 cụ
4- Họ Tống: 4 cụ
5- Họ Bùi: 2 cụ
6- Họ Vũ: 2 cụ
7- Họ Đầu: 1 cụ
8- Họ Lại: 1 cụ
9- Họ Trần:1 cụ
10- Họ Nguyễn Văn: 1 cụ
Tổng cộng: 83 cụ
Ở đây chỉ ghi lại danh sách 21 cụ họ Nguyễn, trong đó đã thấy tên 16 cụ trong gia phả họ Nguyễn Hưng Long, còn 5 cụ nữa chưa rõ tông tích. Có thể niêu lên mấy khả năng về 5 cụ chưa rõ nguồn gốc:
1- Cụ Nguyễn Văn Trực là con rể cụ Nguyễn Thản, ở rể ở làng Sồng và gia nhập họ vợ, họ Nguyễn - Hưng Long, có tên hiệu là Phúc Bình, trùng tên hiệu với cụ Nguyễn Vận trong danh sách hậu thần. Như vậy, rất có thể cụ Nguyễn Văn Trực, ngoài tên huý là Khang, còn có một tên nữa là Vận.
2- Hiện này (1999), ở làng Sồng, ngoài họ Nguyễn - Hưng Long ở lâu đời nhất mà các cụ xưa xác định là họ Nguyễn Trọng (được ghi trong câu "Nguyễn Trọng tộc đồng tiến cung” ở câu đối của họ Nguyễn - Hưng Long tiến cung đình làng Sống), còn có ba họ Nguyễn nữa là hai họ Nguyễn Văn và một họ Nguyễn Viết.
Họ Nguyễn Văn thứ nhất là họ do ông Nguyễn Văn Thủ hiện nay làm trưởng họ, con của cụ Nguyễn Văn Phượng cháu cụ Nguyễn Văn Phụng đã ở làng Sồng lâu đời (sau họ Nguyễn - Hưng Long), nhưng ở phân tán và không có gia phả nêu không rõ tông tích và thế thứ, chỉ biết có một cụ tổ Nguyễn công húy Điển trong danh sách hậu thần đình làng Sồng.
Họ Nguyễn Văn thứ hai là họ của ông Nguyễn Văn Lộc (nguyên bí thư chi bộ đảng CS ở làng Sồng) hiện có đến đời thứ 5 ở làng Sồng, nguyên gốc ở Hưng Yên mới về làng Sồng vào khoảng nửa cuối thế kỷ thứ 19, tức là cùng thời gian khi cụ Nguyễn Quý Chính ghi chép danh sách hậu thầu,nên chưa có người trong danh sách hậu thần.
Họ Nguyễn Viết của cụ Nguyễn Việt Liễn, nguyên ở trại Găng, thôn Vinh Quan và có nguồn gốc từ vùng Hoa Khê, Phú Thọ. Cụ Nguyễn Viết Liễn là con rể cụ Nguyễn Quý Chính, định cư ở rể ở làng Sồng, nên cũng không có người trong danh sách hậu thần.
Danh sách trên là do cụ Phạm Văn Đôn ghi chép lại và khẳng định rằng 21 cụ họ Nguyễn trong danh sách hậu thần trên đều thuộc họ Nguyễn - Hưng Long. Cụ Phạm Văn Đôn là con trai út cụ Nhì Hi. Cụ Nhì Hi đỗ nhị trường cùng khoa với cụ Nhì Phùng họ Nguyễn - Hưng, nên có quan hệ láng giềng làng xóm nhà nho chặt chẽ với họ Nguyễn - Hưng Long, đã có ghi chép được một ít tư liệu bằng chữ nho của họ Nguyễn - Hưng Long và lưu giữ đến ngày nay.
(Nguyễn Trọng Khiển ghi chép lại)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét